Hội nông dân xã Sơn Trung tích cực trong công tác phát triển bền vững cây sầu riêng
Xã Sơn Trung là một trong 8 xã, thị trấn của huyện Khánh Sơn là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi rất thích hợp cho việc trồng cây sầu riêng. Bao năm qua bạn bè trong và ngoài tỉnh đều biết đến thương hiệu sầu riêng Khánh Sơn như là một đặc sản tại địa phương.
Với tổng diện tích sầu riêng trên địa bàn xã trên 200 ha. Trong đó diện tích cho thu hoạch vào khoảng 150 ha sản lượng thu hoạch hàng năm vào khoảng 1500 tấn. Vì thế, nếu được đầu tư đúng đắn và có chiến lược phát triển phù hợp trong những năm tới đây sầu riêng sẽ là một trong những cây thế mạnh đưa kinh tế của địa phương ngày càng phát triển.
Hiện nay sản phẩm quả sầu riêng tươi có nhiều đối thủ cạnh tranh. Đối với trong nước, ngoài thương hiệu sầu riêng Khánh Sơn, các thương hiệu từ các địa phương khác cũng đã có chỗ đứng trên thị trường: Đắk Lắk, Đồng Nai, các tỉnh miền tây Nam bộ… Bên cạnh đó, khi xuất khẩu ra các nước, sầu riêng Việt Nam chịu sự cạnh tranh lớn từ sản phẩm các nước bạn: Thái Lan, Indonesia, Malaysia…
Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị thường, người tiêu dùng sẽ có rất nhiều sự lựa chọn, đòi hỏi sản phẩm phải có chất lượng ngày càng được nâng cao và đồng thời phải mang tính ổn định.
Nông dân xã Sơn Trung thu hái, vận chuyển sầu riêng
Để phát triển một cách bền vững cây sầu riêng trong những năm qua Hội nông dân xã luôn quan tâm đến công công tác tuyên truyền vận động hội viên nông dân thực hiện tốt các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của Hội về chính sách trong việc phát triển cây sầu riêng trên địa bàn xã như Chương trình 1609, Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP…
Hội thường xuyên tổ chức, phối hợp cùng các ngành chuyên môn như: Nông nghiệp, Khuyến nông…mở các lớp tập huấn về khoa học, kỹ thuật trong việc chăm sóc cây sầu riêng. Từ đó, đã tạo nên sự chuyển biến về nhận thức, của hội viên nông dân trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất góp phần nâng cao năng xuất và chất lượng cây trồng.
Để phát triển một cách bền vững cây sầu riêng trên địa bàn. Hàng năm Hội luôn quan tâm công tác hỗ trợ vốn vay cho hội viên nông dân thông qua Ngân hàng chính sách xã hội với tổng số tiền hơn 10 tỷ đồng, ngoài ra được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đã tạo điều kiện hỗ trợ về vốn quỹ hỗ trợ nông dân các cấp với số tiền là 225 triệu đồng. Từ nguồn vốn trên Hội viên có thể chủ động mua về những cây giống chất lượng có điều kiện mua máy móc thiết bị cũng như phân bón, vật tư nông nghiệp…góp phần không nhỏ trong việc phát triển sản xuất của hội viên nông dân trên bàn xã.
Hiện trạng mạo danh thương hiệu sầu riêng Khánh Sơn trong thời gian gần đây ngày càng gia tăng. Đòi hỏi các các nhà vườn, HTX, THT sản xuất trên địa bàn phải có biện pháp bảo hộ nhãn hiệu, tránh tình trạng sản phẩm kém chất lượng làm mất lòng tin của người tiêu dùng. Trong năm 2019 hội nông dân xã đã chủ động tham mưu cho Đảng ủy, chính quyền địa phương đồng thời tuyên truyền cho bà con nhân dân trên địa bàn xã thành lập 01 THT sầu riêng xã Sơn Trung tham gia đăng ký Chương trình mỗi xã một sản phẩm với 30 thành viên tham gia hiện nay đã được công nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
Trong thời gian qua với việc Bộ NN&PTNT Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc ký Nghị định thư với thỏa thuận xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc. Hội nông dân xã đã chủ động tuyên truyền, hỗ trợ hội viên nông dân tham gia đăng ký mã vùng trồng hiện nay trên địa bàn xã đã có 02 THT và 01 HTX tham gia đăng ký với hơn 40 hội viên tham gia.
Bên cạnh kết quả đạt được, việc sản xuất, liên kết tiêu thụ còn gặp một số khó khăn, thách thức: Tình hình sản xuất của bà con hội viên nhìn chung vẫn còn manh mún, quy mô sản xuất nhỏ, kỹ thuật áp dụng không đồng đều,trong khi đó các hình thức tổ chức liên kết nông dân chưa phát triển ổn định, bền vững. Chất lượng vật tư đầu vào (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cây giống) chưa được quản lý tốt; nông dân sử dụng vật tư trong sản còn lãng phí như bón thừa phân đạm, lạm dụng các loại thuốc kích thích sinh trưởng và thuốc bảo vệ thực vật làm tăng chi phí và gây ô nhiễm môi trường; Ngoài ra trong sản xuất còn gặp nhiều rủi ro do thiên tai, hạn hán... Giá cả bấp bênh, hệ thống thông tin và kết nối thị trường rất hạn chế… Ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sản xuất của nhân dân.
Để phát triển cây sầu riêng một cách ổn định bền vững, hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu, điều tiên quyết phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cánh đồng lớn, liên kết hộ nông dân; tổ chức mô hình hợp tác xã kiểu mới để mang lại thu nhập tốt nhất cho người trồng nông dân. Khoa học công nghệ là một trong những giải pháp then chốt trong tổ chức sản xuất để thích ứng với biến đổi khí hậu, cùng với đó là vấn đề phát triển thị trường mới. Một số giải pháp đề xuất như:
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho hội viên nông dân nông dân sản xuất theo quy trình ViêtGap, hữu cơ; tiếp tục đẩy nhanh ứng dụng trong sản xuất để nhằm tăng hiệu quả sản xuất, giảm giá thành và tăng thu nhập cho nông dân.
Khuyến khích và hỗ trợ phát triển các hợp tác xã kiểu mới sản xuất kinh doanh nhằm tập hợp nông dân sản xuất theo qui mô lớn. HTX đóng vai trò đại diện cho nông dân ký hợp đồng, liên kết với doanh nghiệp; tổ chức các dịch vụ chung như cung ứng vật tư nông nghiệp, dịch vụ bảo vệ thực vật, tìm đầu ra cho sản phẩm, nhằm tăng hiệu quả sản xuất, giảm chi phí và tăng thu nhập cho từng hộ nông dân.
Để đạt được những kết quả tích cực trên, trước hết Hội ND xã đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát của Đảng ủy chính quyền địa phương đã phối hợp chỉ đạo triển khai các giải pháp đồng bộ, có hiệu quả và đóng vai trò rất quan trọng, không thể thiếu đó là: sự hưởng ứng tích cực của hội viên, nhân dân, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực nông nghiệp và nhu cầu sử dụng các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản phẩm sạch ngày càng lớn./.